Trong 2 thập kỷ gần đây, tại Việt Nam, có 10 loài bị tuyệt chủng và hàng trăm loài đang bị đe dọa, phải đưa vào sách đỏ.

Việt Nam được biết đến như là một nơi có nhiều loài bị đe dọa tuyệt chủng. Trong đó, có 407 loài động vật nằm trong sách đỏ Việt Nam với mức độ từ hiếm đến nguy cấp, đe dọa tuyệt chủng. Có 7 loài động vật của Việt Nam nằm trong danh sách 100 loài bị đe dọa nhất thế giới.

Đáng chú ý, trong 2 thập kỷ gần đây, tại Việt Nam, có 10 loài bị tuyệt chủng. Đó là tê giác 2 sừng, lợn vòi, bò xám, cầy rái cá, cá chình Nhật, cá chép gốc, cá lợ thân thấp, hươu sao, cá sấu hoa cà, tê giác 1 sừng.

1. Tê giác hai sừng (còn gọi là tê giác Sumatra). Loài tê giác này từng sinh sống tại các khu rừng ở tỉnh Khánh Hòa. 

Tê giác 2 sừng

2. Bò xám:Bò xám là loài động vật đầy kiêu hãnh của núi rừng Tây Nguyên. Tiếc thay, nạn săn bắn và chặt phá rừng đã nhanh chóng đẩy loài này đến chỗ diệt vong.

Bò xám

3. Lợn vòi: Dường như là sự kết hợp lạ lùng giữa lợn và voi, lợn vòi có thân hình mập mạp và phần mũi cùng môi trên kéo dài thành một chiếc vòi ngắn. Trước đây loài này thường được bắt gặp ở Tây Nguyên, nhưng ngày nay bị coi là tuyệt chủng.

Lợn vòi

4. Cầy rái cá: Thuộc họ cầy nhưng lại sống gần nước như rái cá. Loài này từng được bắt gặp tại hồ Ba Bể (Bắc Kạn) nhưng trong nhiều năm qua đã không còn thấy xuất hiện.

Cá chình Nhật

5. Cá chình Nhật: Từng phát hiện tại Hà Nội (khu vực sông Hồng chảy qua Thanh Trì), cá chình Nhật được biết đến là loài cá nổi tiếng vì thịt ngon. Đó là lý do mà ngày nay loài cá này đã tuyệt chủng trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Cá chép gốc

6. Cá chép gốc: Loài cá có thịt rất ngon này chỉ sống ở sông Kỳ Cùng của tỉnh Lạng Sơn. Việc đánh bắt quá mức là nguyên nhân diệt chủng loài này.

Cá lợ thân thấp

7. Cá lợ thân thấp: Từng sinh sống tại các sông suối miền núi phía Bắc, giờ đây cá lợ thân thấp chỉ còn là ký ức của những người dân chài.

Hươu sao

8. Hươu sao: Là một con vật khá quen thuộc, có thể được bắt gặp trong các sở thú và trang trại ở Việt Nam, nhưng hươu sao được coi là đã tuyệt chủng ngoài môi trường tự nhiên. Hươu sao từng sinh sống tại rất nhiều địa phương từ Bắc vào Nam.

Cá sấu hoa cà

9. Cá sấu hoa cà: Là loài bò sát khổng lồ với chiều dài có thể lên đến 7m, cá sấu hoa cà từng thống trị các đầm lầy và rừng ngập mặn miền Nam Việt Nam. Cũng giống như hươu sao, cá sấu hoa cà đã tuyệt chủng ngoài thiên nhiên nhưng loài bò sát này vẫn được nuôi tại một số vườn thú và trang trại để lấy thịt và da.

Tê giác 1 sừng

10. Tê giác 1 sừng: Cuối năm 2011, Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (WWF) và Tổ chức Bảo tồn Tê giác Thế giới (IRF) đã đưa ra tuyên bố: Loài tê giác một sừng chính thức tuyệt chủng ở Việt Nam. Sự ra đi của loài động vật này là một mất mát vô cùng to lớn đối với thiên nhiên Việt Nam.

Có hai yếu tố đe dọa trực tiếp đến sự sống còn của động vật hoang dã là: Yếu tố tự nhiên và yếu tố con người.

Một loài bị coi là tuyệt chủng khi không còn một cá thể nào của loài đó còn sống sót tại bất kỳ nơi nào trên thế giới".

Nếu như một số cá thể của loài còn sót lại chỉ nhờ vào sự kiểm soát, chăm sóc, nuôi dưỡng của con người, thì loài này được gọi là đã bị tuyệt chủng trong thiên nhiên hoang dã. Nhiều loài đã bị tuyệt chủng trong thiên nhiên hoang dã nhưng vẫn sống bình thường trong điều kiện nuôi nhốt.

Do đó hình thành hai khái niệm: Tuyệt chủng trên phạm vi toàn cầu và tuyệt chủng cục bộ. Một số nhà sinh học sử dụng thuật ngữ loài bị tuyệt chủng về phương diện sinh thái học, điều đó có nghĩa là số lượng loài còn lại ít đến nỗi tác động của chúng không có chút ý nghĩa nào đối với các loài khác trong quần xã. Ví dụ, loài hổ hiện nay bị tuyệt chủng về phương diện sinh thái học, có nghĩa là số hổ hiện còn trong thiên nhiên rất ít, tác động của chúng đến quần thể động vật mồi là không đáng kể.

Khi quần thể của loài có số lượng cá thể dưới mức báo động, nhiều khả năng loài sẽ bị tuyệt chủng. Ðối với một số quần thể trong tự nhiên, một vài cá thể vẫn còn có thể sống sót dai dẳng vài năm, vài chục năm, có thể vẫn sinh sản nhưng số phận cuối cùng vẫn là sự tuyệt chủng (nếu không có sự can thiệp của công nghệ sinh học). Ðể bảo tồn một loài nào đó trước hết phải tìm được nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự tuyệt chủng, phải xác định được con người đã làm gì ảnh hưởng đến sự ổn định quần thể của loài và làm cho loài bị tuyệt chủng.

Theo Thư viện khoa học

https://petvn.vn/10-loai-dong-vat-bi-tuyet-chung-tai-viet-nam-2-thap-ky-qua-818

Post a Comment

Mới hơn Cũ hơn